Vây hay vi Thảo_luận_Thành_viên:Levietduong

Chào bạn. Bên ngành Hán ngữ có nhiều loại dictionary. Loại thứ nhất mà chúng ta thường hay sử dụng để tra âm Hán-Việt của một chữ là "tự điển" 字典. Đơn vị tra cứu của "tự điển", như tên của nó, là chữ. Loại thứ hai là "từ điển" 詞典, đơn vị tra cứu của nó là từ, tức tổ hợp ngữ nghĩa do nhiều chữ đơn gộp lại tạo thành. Trong nhiều trường hợp, "từ đơn", từ chỉ do một chữ tạo thành, cũng nằm trong "từ điển".
Một chữ Hán có nhiều âm, "tự điển" chỉ có thể cố gắng ghi nhận những âm phổ biến nhất và chính thống nhất. Những âm ít phổ biến, và thiếu chính thống (không phải là sai) sẽ ít được ghi nhận hơn.
Đối với "từ điển", một chữ khi đặt trong một tổ hợp với ngữ cảnh cụ thể, âm của nó được xác định chính xác cho ngữ cảnh đó. Trong ngữ cảnh này, thì "bao vây" 包圍 là hợp lý rồi, bởi chẳng ai nói là "bao vi" cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:46, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Chào bạn, mình thực ra hiểu biết về tiếng Nhật nhiều hơn tiếng Trung nên không hiểu lắm về các loại tự/từ điển, cảm ơn bạn đã dày công nghiên cứu và chỉ cho mình. Song, mình xin phép trả lời lại, chữ "vi" trong văn tự Hán như mình xem các ví dụ chỉ cần sử dụng một chữ và vốn đã có nghĩa "bao vây", chẳng hạn như câu "漢王遂定雍地. 東至咸陽, 引兵圍雍王廢丘" ("Hán Vương toại định Ung địa. Đông chí Hàm Dương, dẫn binh vi Ung Vương Phế Khâu", Sử kí, Cao Tổ bổn kỉ. Tạm dịch: "Hán Vương bình định đất Ung xong. Phía đông đến Hàm Dương, dẫn quân bao vây Ung Vương ở Phế Khâu.")
Hay "臨日, 賈母帶著蓉妻坐一乘馱轎, 王夫人在後亦坐一乘馱轎, 賈珍騎馬, 率了眾家丁圍護" ("Lâm nhật, Giả mẫu đái trước Dung thê tọa nhất thừa đà kiệu, Vương phu nhân tại hậu diệc tọa nhất thừa đà kiệu, Giả Trân kị mã, suất liễu chúng gia đinh vi hộ", Hồng lâu mộng, Đệ ngũ thập cửu hồi. Tạm dịch: "Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi bao quanh hộ vệ.")
Nên mình nghĩ, khi nói "vi kì" tức chữ "vi" là chữ trong câu mình đã nói. Chữ "vây" theo như mình tra các từ điển trực tuyến thì nó là một cách đọc Nôm từ chữ "vi" (圍) này, còn tra theo âm Hán Việt thì không hề có. "Bao vi" (包圍) trong từ điển thực ra cũng có luôn, còn "bao vây" có lẽ là một cách đọc chệch theo âm Nôm của chữ "vi", không nên lẫn lộn giữa âm Hán và âm Nôm - Việt.
Chốt lại thì, đây là kết quả do mình sử dụng các từ điển trực tuyến, không biết bạn có thể dẫn nguồn cách đọc của bạn sang không? Hơn nữa, đây cũng là cách đọc âm Hán Việt, thiết nghĩ cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến nội dung bài chính.--Dương Việt (thảo luận) 07:13, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Cảm ơn phản hồi của bạn, tôi sẽ tra thêm một số sách và sẽ phản hồi đầy đủ cho bạn sau. Về từ "bao vây" bạn có thể tra tại en:wikt:包圍 để rõ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:11, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)

OK bạn. Ngoài lề tẹo, không biết có phải hay không, nếu sai xin bỏ qua cho, nhưng tôi đang có một ý nghĩ là bạn đang lấy phiên âm "wéi" của chữ 圍 để đọc thành "vây". Tôi không có căn cứ để chứng thực việc này, nên xin bạn dẫn nguồn để tôi có thể bổ sung vốn kiến thức hạn hẹp của mình :D--Dương Việt (thảo luận) 16:28, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)Tôi nghi ngờ "vây" là âm Hán-Việt xưa của "vi" 圍 cũng như "thây" là âm Hán-Việt xưa của "thi" 尸 vậy. Âm Hán-Việt không phải bất biến, nó thay đổi theo thời gian và có quy luật. Như 2 ví dụ trước là để minh chứng cho sự hoán đổi âm của "ây" <=> "i". Cách so sánh của bạn giữa âm Hán-Việt "vây" và bính âm "wéi" là cách làm hợp lý, tuy nhiên, cũng chỉ nên dừng ở mức đối chiếu chứ không nên quy kết bởi 2 lý do. Lý do thứ nhất, âm Hán-Việt có thời gian hình thành sớm hơn âm Quan thoại Trung Quốc, tức là, thời điểm âm Hán-Việt hình thành, âm Quan thoại chưa ra đời. Nếu so sánh với các âm Trung Quốc, ta nên so sánh thêm với các phương ngôn TQ có tuổi đời lâu hơn để tăng độ khả tín. Thứ hai, âm Hán-Việt của một chữ Hán là một thành tố trong tiếng Việt, do người Việt tạo ra và sử dụng, sự tạo thành âm đó có ảnh hưởng bởi cách đọc âm của Trung Quốc, nhưng nó cũng có quy luật của riêng nó chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào cách đọc âm của người Trung Quốc.Việt bính tiếng Quảng Đông của chữ "vi" là wai4, nghe rất gần với "vây" nhỉ ? Nhưng cũng tại TQ, tiếng Khách Gia đương đại đọc là "vì". Rồi âm Bắc Kinh là "wéi". Rõ ràng mối tương quan "ây" <=> "i" ở đây là có cơ sở, không chỉ trong tiếng Việt mà ở các thứ tiếng Trung Quốc nữa. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:47, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)Bạn nói rất có lý, tôi xin bổ sung ý kiến thêm là cách đọc của người Việt có thể chịu ảnh hưởng rất nhiều từ âm của người Khách Gia, người Quảng Đông, là những người sống rất gần với người Việt, thậm chí có hẳn một cộng đồng người Hoa, có rất đông trong đó là người Phúc Kiến, người Quảng Đông sống tại Việt Nam. Bản thân những cách đọc Hán-Việt phát sinh ra là từ các cách đọc của các phương ngữ khác nhau mà phiên âm thành, như "đan/đơn", "tràng/trường/đường",... Ở đây, như tôi tra trong các từ điển trực tuyến, chữ 圍 chỉ có một cách đọc là "vi", nhưng như bạn nói, cách đọc như trên cũng hoàn toàn có thể có. Tôi thiết nghĩ, nếu được chúng ta có thể để cách đọc kép "vi kì/vây kì", cho phù hợp với mọi người, không biết ý của bạn thế nào?--Dương Việt (thảo luận) 17:29, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)"Bản thân những cách đọc Hán-Việt phát sinh ra là từ các cách đọc của các phương ngữ khác nhau mà phiên âm thành", vậy mà, nhiều người vẫn cứ lấy cớ tiếng Việt toàn dân để mà chối bỏ nguồn gốc Hán của nhiều yếu tố tiếng Việt đấy chứ.Như "đan/đơn" trong ví dụ bạn nói vậy. Nhiều người cả quyết rằng "đan" là cách đọc chuẩn, còn đơn là cách nói trại của người Miền Nam. Biện giải lý do thì mông lung lắm, nhưng chung quy cũng vì lý do lịch sử, rằng miền Bắc có 4000 năm văn hiến còn trong Nam thì người ta chỉ mới có 300-400 năm lịch sử. Thế nên nhưng gì tinh hoa nhất trong văn minh của người Việt đều là di sản của miền Bắc, còn trong Nam chỉ toàn những kẻ kế thừa, lại hay bị ngoại lai, thích nói trại, thích dùng sai. Trong cuộc tranh luận vô tận ấy, người ta như quên rằng, lịch sử đất đai thì được viết khi con người đến, tức là lịch sử miền Nam được viết khi có người Việt tới. Những người miền Nam thuở ấy khai hoang lập ấp đâu phải từ một nơi hoang sơ nào tới, mà họ chính là những người có 3600-3700 năm văn hiến từ miền Bắc vào đấy thôi. Lịch sử của họ vẫn được viết tiếp vào 3600-3700 năm của lịch sử người Việt, chứ không phải viết lại theo lịch sử đất đai.Quay lại "đan/đơn", người ta đoán rằng "đơn" là cách nói trại của người miền Nam, bởi theo lẽ, phải nói "đàn ông", "đàn bà" thì người trong miền này là nói "đờn ông", "đờn bà". Đáng lẻ phải nói "đàn ca hát xướng" thì lại nói "đờn ca hát xướng". Nhân vật "Đan Hùng Tín" mà cứ gọi là "Đơn Hùng Tín", thuốc Bắc dạng "cao đơn hoàn tán" thì cứ nói "cao đơn huờn tán". Vậy thì chẳng phải "trại", chẳng "ngọng", chẳng "Nôm hóa", chẳng phải "thiếu chuẩn" là gì ?Viện dẫn như thế thì quá đơn giản, mà người ta cũng chẳng cần phải sinh ra ngành ngôn ngữ học để tìm hiểu từ nguyên để làm gì.Như chữ "đơn" 單 trong họ của Đơn Hùng Tín, âm Hán-Việt chính thống của nó là "đan" (trong Khang Hi tự điển, phiên thiết của nó trong Đường vận là đô hàn thiết 都寒切 => đọc là đan; phiên thiết trong Tập vận là đa hàn thiết 多寒切 => đọc là đan), nhưng ta không thể phủ nhận âm "đơn" của nó. Ví dụ về âm "đơn" nhiều lắm: "giản đơn" 簡單, "đơn điệu" 單調, "đơn vị" 單位, thành ngữ "đơn thương độc mã" mà người Tàu thì nói "đơn thương thất mã" 單槍匹馬, "cô đơn" 孤單.Những ví dụ ở trên hoàn toàn không phải là những từ địa phương của người miền Nam. Cũng không phải là cách đọc riêng của người miền Nam như "Đan Hùng Tín" <=> "Đơn Hùng Tín". Đây rõ ràng là cách nói, viết toàn dân thôi.Quay về câu hỏi sơ khai nhất: "Từ Hán-Việt hay yếu tố Hán-Việt là gì ?". Nếu ta cho rằng, đó là cách đọc chữ Hán dựa theo phương pháp phiên thiết Hán-Việt, mà đa phần các từ điển chữ Hán hiện đại chủ yếu ghi nhận các âm ấy thì đương nhiên cũng ta cũng phải loại bỏ âm "đơn" trên đây.Nếu ta cho rằng từ Hán-Việt chính là từ tiếng Việt có nguồn gốc Hán thì ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Ngôn ngữ là động, nên ngữ âm, ngữ nghĩa của từ, chữ cũng biến đổi theo thời gian. Ở những thời điểm khác nhau, cùng một chữ ấy, người ta sẽ đọc khác nhau. Như "đơn" với "đan" vậy, những từ đi kèm chữ "đơn" xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt khi mà chữ 單 được người Việt đọc là "đơn" thì cứ theo đó mà tồn tại; rồi khi âm "đơn" ấy chuyển thành "đan", những từ mới lại được tạo ra, ghép với "đan" tạo nên từ ghép có chứa "đan". Trong trường hợp khác, khi địa phương này thay đổi cách đọc chữ đó mà địa phương đó thì không, hệ quả là, cùng một chữ nhưng ở hai địa phương có cách đọc khác nhau.Việc từ điển có ghi âm đó hay không, thì đó là...chuyện của từ điển. Chúng ta hoàn toàn không thể và cũng không nên khẳng định rằng chữ đó không có âm đó khi mà từ điển không ghi nhận âm ấy. Những người sinh ra ở miền Nam, hẳn nhiên không ai đọc "nhất" 一 cả, họ nhất (lại "nhất") loạt nói là "nhứt" thôi. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chẳng phải có tên chính thức trước khi là "Phi trường Tân Sơn Nhứt" là gì ? (hình). Việc mang âm Hán-Việt "nhứt" ấy, chẳng một từ điển chính thống nào ghi cả. Vậy thì có nên phủ nhận âm "nhứt" ấy chăng ?Lịch sử ngôn ngữ phức tạp lắm, chúng ta phải cẩn trọng nhìn nhận nó. Chúc bạn một tối vui. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:55, ngày 17 tháng 1 năm 2018 (UTC)Cảm ơn bạn, vậy quay trở lại với vấn đề chính, tôi xin phép được ghi phiên âm kép "vây kì/vi kì" trong phần Từ nguyên mà tôi mới thêm vào, trong phần lùi sửa bạn đã vô tình lùi lại phần này. Phần này tôi làm theo enwiki, đưa phần chú thích thành một phần riêng biệt, �vì tôi thấy cần thiết phải giải thích về tên gọi, vì các tên đang có của bộ môn này không phải là phiên âm lẫn nhau.--Dương Việt (thảo luận) 04:08, ngày 18 tháng 1 năm 2018 (UTC)Ôi, cái vi/vây này chắc tôi phải nợ bạn qua năm mới, lu bu quá, giờ thấy thảo luận của bạn trên Thảo luận chung mới nhớ ra. Bạn thông cảm nhé. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:59, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Levietduong http://www.kangxizidian.com/kangxi/0200.gif http://web.archive.org/web/20180117175205if_/http:... https://www.facebook.com/wikiasianmonth https://www.facebook.com/wikiasianmonth/ https://docs.google.com/forms/d/1IcS3s8e052z17ITvP... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScoZU2jEj... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe0KM7eQE... https://wikimedia.qualtrics.com/SE/?SID=SV_6mTVlPf...